I. Chăm sóc ăn uống cho bệnh nhân ung thư túi mật sau phẫu thuật.
Đặc trưng của tế bào ung thư túi mật là gia tăng không giới hạn, vô tận, làm tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng của bệnh nhân; tế bào ung thư sản sinh ra một loạt các độc tố khiến người bệnh xuất hiện rất nhiều triệu chứng; tế bào ung thư cũng có thể di căn khắp các bộ phận trên cơ thể và phát triển, khiến cơ thể bị suy yếu đi. Bệnh nhân ung thư túi mật, đặc biệt là bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng , như thế mới có thể cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện tình hình sức khỏe.
- Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư túi mật sau phẫu thuật, kiến nghị lựa chọn những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa. Những ngày sau khi mới phẫu thuật, cần cố gắng chọn các thực phẩm ít hàm lượng chất béo và cholesterol, ăn ít các thức ăn chiên xào, các bộ phận nội tạng động vật, nếu cần hương vị có thể thêm một chút dầu ô liu để nấu ăn. Cần phải tăng lượng thực phẩm chứa hàm lượng protein cao để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, như thịt nạc, hải sản, đậu nành, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như trái cây, rau quả. Cần phải thực hiện thói quen ăn uống theo chế độ quy định, giảm bớt lượng thức ăn và chia thành nhiều bữa, để thích ứng với sự thay đổi sinh lý khi cắt bỏ túi mật. Các triệu chứng khó tiêu sau khi phẫu thuật có thể kéo dài khoảng sáu tháng, ống dẫn mật dần dần sẽ mở rộng theo thời gian, một phần sẽ dần thay thế vai trò của túi mật và được nới lỏng. Các triệu chứng như khó tiêu sau khi phẫu thuật cũng có thể dần trở về trạng thái bình thường.
- Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên duy trì chế độ ăn dinh dưỡng ít chất béo, ít cholesterol, kết cấu hàm lượng protein cao, không được ăn các bộ phận nội tạng như não, gan, thận, cá và thực phẩm chiên, càng không nên ăn các chất béo, tránh uống rượu, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chức năng gan hoặc gây nên sỏi mật ống dẫn.
- Tham gia các hoạt động rèn luyện thể dục phù hợp và làm các việc nhẹ, không được nằm hoặc ngồi trong thời gian lâu, không có lợi cho sự phục hồi của chức năng cơ. Sau phẫu thuật trong vòng 2,3 tháng, sau khi ăn cơm có thể đi bộ (theo các hình thức đi bọ sau bữa ăn tối), nhằm thúc đẩy sự phục hồi cơ thể bệnh nhân ung thư túi mật sau phẫu thuật.
- Sau khi phẫu thuật cần phải đến bệnh viện kiểm tra định kỳ và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ, nếu gặp những phản ứng bất thường cần phải được khám và chẩn đoán. Dưới sự hướng dẫn của bác sỹ, dùng thêm thuốc tiêu viêm, đồng thời căn cứ vào tình trạng khác nhau để bổ sung các loại vitamin B, C, K, có tác dụng quan trọng đối với bảo vệ chức năng gan và ngăn chặn chảy máu.
- Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư túi mật sau phẫu thuật cần chú ý.
- Ăn nhiều thức ăn có tác dụng chống nang mật, ống dẫn mật: lúa mạch.
- Nên ăn nhiều thức ăn có tác dụng chống nhiễm trùng, chống ung thư hiệu quả: đậu xanh, diếp cá, mướp đắng, bách hợp, cá chép, tôm, sứa.
- Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng nhuận tràng: quả sung, quả óc chó, hạt vừng…
Bệnh nhân ung thư túi mật tránh ăn quá nhiều, không ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá cứng không tốt cho tiêu hóa, thức ăn cay, thuốc lá và rượu là những thứ cấm kỵ.
Các chuyên gia bệnh viện ung bướu nhắc nhở: bệnh nhân ung thư túi mật sau phẫu thuật nên chú ý những chế độ ăn uống nói trên, sắp xếp chế độ ăn hợp lý, có thể tăng cường sức đề kháng và giúp bệnh có những chuyển biến tốt.