Mục lục bài viết

Cấu trúc hóa học của Fucoidan

Theo số liệu thống kế, hiện tại ở Việt Nam có tới khoảng 147 loài rong nâu đã được phân loại, trong đó loại Sargassum chiếm số lượng đáng kể. Trên loài rong biển màu nâu có khá nhiều hợp chất, các axit amin và khoáng chất. Trong đó, hợp chất Fucoidan  được đặc biệt chú ý nhiều hơn cả do chúng sở hữu nhiều hoạt tính sinh học thú vị với tiềm năng lớn trở thành nguồn dược liệu quý.

Fucoidan có chiết xuất từ rong nâu

Fucoidan có chiết xuất từ rong nâu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Fucoidan, về thành phần cấu trúc và hoạt tính sinh học cũng như các chức năng mà hợp chất Fucoidan có trên các loại rong nâu để đi đến kết luận rằng Fucoidan có khả năng kháng tụ đông máu, kháng huyết khối, chống virus, kháng u, chống ung thư, chống viêm, tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ dạ dày, tim mạch, gan, phổi ….

Cấu trúc hóa học của Fucoidan được xác định gồm:

– Hai thành phần chính là fucose (35,8 – 55,8%) và glucose (khoảng 20,6%)

– Hàm lượng nhỏ các chất gồm mannose (2,5-19,2%), xylose (1,3 – 11,5%).

– Các thành phần gốc sulfate (20,40- 33,15%), axit glucuronic .

Cấu trúc hóa học của Fucoidan

Cấu trúc hóa học của Fucoidan

Là một anion polysacarit sulfate hóa nằm trong thành tế bào của rong nâu, Fucoidan có cấu trúc hóa học rất phức tạp và không đồng nhất do sự thay đổi liên tục về mô hình liên kết, vị trí nhóm sulfate, sự phân nhánh cũng như các gốc đường trong polysacarit.

Tìm hiểu hoạt tính sinh học của Fucoidan

Phân tích cấu trúc hóa học của Fucoidan nhằm mục đích tìm hiểu đặc tính sinh học và chức năng là hướng đi mà nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm trong suốt thời gian qua. Theo đó, hoạt tính sinh học của Fucoidan được xác định gồm:

Hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Qua quá trình thử nghiệm của một số loại rong nâu chứa fucoidan như Sargassum polycystum, Turbinaria ornata, Sargassum oligocystum trên 5 các loại bệnh ung thư gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ruột kết và ung thư gan.

Kết quả cho thấy các mẫu đều cho kết quả dương tính với ít nhất 2 dòng tế bào ung thư kể trên. Điều này đã khẳng định về hoạt tính gây độc và tự hủy diệt tế bào ung thư trong cấu trúc hóa học của Fucoidan.

Hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn Fucoidan phân lập

Kết quả thử nghiệm gây độc cho 2 phân đoạn tế bào Fucoidan gồm Sargassum swartzii Sargassum mcclurei ở dòng tế bào ung thư ruột kết và ung thư vú cho thấy kết quả dương tính với nhiều mức độ ức chế khác nhau.

Điều này cho thấy hoạt tính sinh học của Fucoidan sẽ phụ thuộc vào đặc trưng cầu trúc và nguồn gốc của Fucoidan. Cụ thể là hoạt tính gây độc tế bào ung thư của Fucoidan không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng, vị trí nhóm sulfate trên các gốc đường mà còn quyết định bởi sự phân nhánh trong phân tử Fucoidan cũng như thành phần đường đơn và mỗi liên kết giữa các gốc đường.

Trên đây là cấu trúc hóa học của một số loài rong nâu chứa thành phần Fucoidan phổ biến ở vùng biển Nha Trang. Qua cấu trúc hóa học của Fucoidan và những thông tin về hoạt tính sinh học hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về tính năng và cơ chế tác động của Fucoidan đối với sức khỏe con người.

Nguồn tham khảo: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Polysacarit từ một số loài rong nâu ở tỉnh Khánh Hòa – LATS Hóa học Nguyễn Duy Nhất

Đánh giá post này