I. GIỚI THIỆU CÁC MÓN ĂN DƯỠNG SINH CHO BỆNH UNG THƯ PHỔI
Như chúng ta đã biết, chống ung thư là một cuộc chiến tranh kéo dài, và chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị ung thư phổi và quá trình hồi phục, chế độ ăn uống đầy đủ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, các chuyên gia ung thư Bệnh viện Ung bướu xin giới thiệu các món ăn dưỡng sinh cho bệnh nhân ung thư phổi sau đây.
- Cam thảo, tuyết lê nấu phổi lợn: Cam thảo 10g, tuyết lê 2 quả, phổi lợn khoảng 250g. Lê gọt sạch vỏ cắt miếng, phổi lợn rửa sạch thái lát, bóp bọt, cho thêm cam thảo vào hầm, thêm một ít đường, một ít nước, đun nhỏ lửa, sau 3 tiếng là dùng được. Mỗi ngày 1 lần, món này có tác dụng tiêu đờm phù hợp cho những bệnh nhân ung thư phổi ho lâu ngày không dứt.
- Đường đá nấu hạnh nhân: quả hạnh ngọt 15g, hạnh nhân đắng 3g, gạo trắng 50g, đường đá lượng vừa dùng. Cho hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng vào ngâm nước, bóc vỏ và đập vỡ, nấu cùng cháo và đường đun sôi, cách ngày dùng 1 lần. Món này có hiệu quả giúp bệnh nhân tiêu đờm, giảm hen suyễn, ho và thư giãn.
- Cháo táo tàu bạch quả: bạch quả 25g, táo tàu 20 quả, gạo trắng 50g. Cho hạnh quả, táo tàu và gạo vào đun nhừ thành cháo. Món này dùng vào bữa sáng, tối, có tác dụng tiêu độc giảm sưng.
- Bạch chỉ hầm chim yến: bạch chỉ 9g, chim yến 9g, đường đá lượng vừa dùng. Cho bạch chỉ, chim yến vào nồi hầm cách thủy, sau đó lọc ra để kiểm tra. Thêm đường và gia vị vừa dùng để hầm thêm vài phút là được. Món này dùng 1-2 lần mỗi ngày, có tác dụng bổ phổi dưỡng âm, giảm ho, cầm máu.
- Vịt hấp quả: bạch quả 200g, vịt trắng 1 con. Bạch quả bỏ vỏ, nấu chín, vịt làm sạch lấy xương và thịt. Đổ nước vào, hấp trong vòng 2 tiếng cho đến khi thịt mềm là dùng được. Có thể ăn thường xuyên, có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng, giảm ho khan. Thích hợp cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, mất sức, toàn thân suy nhược, nhiều đờm.
- Gà nấu hạt sen: Hạt sen 15g, thịt gà hoặc vịt hoặc thịt lợn lượng vừa dùng. Cho hạt sen vào đun nhừ cùng thịt, nêm gia vị vừa ăn là được. Có thể dùng thường xuyên , bổ phổi, lợi khí, thích hợp dùng cho bệnh nhân ung thư phổi bị thiếu máu.
- Súp dưa đậu: vỏ dưa 60g, hạt dưa 60g, đậu tằm 60g. Cho tất cả các nguyên liệu bỏ vào nồi đun cùng 3 bát nước, 1 bát chiên, nêm gia vị vừa ăn, dùng để uống. Có tác dụng giảm sưng, lợi tiểu, thích hợp dùng cho bệnh nhân ung thư phổi bị tràn dịch màng phổi.
Các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu nhắc nhở, chế độ ăn uống dưỡng sinh luôn được quan tâm trong phác đồ điều trị, tuy nhiên bệnh nhân ung thư phổi không thể dựa hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng mà quan trọng nhất là phải chấp nhận điều trị khoa học.
II. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG THÍCH HỢP CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN CUỐI
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cần được chú ý nhiều hơn, ăn uống thích hợp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của sức khỏe bệnh nhân, vậy chúng ta cần hướng dẫn thế nào cho bệnh nhân và gia đình đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý? Chuyên gia bệnh viện ung bướu sẽ giúp bạn phân thích chi tiết.
Hàm lượng dinh dưỡng cho bệnh nhân bao nhiêu là đủ? Trọng lượng là con số để đo lượng calo hấp thụ và lượng tiêu hao năng lượng có cân bằng hay không. Thế trọng tiêu chuẩn của 1 người được xác định dựa vào độ tuổi, giới tính, chiều cao. Và thông thường sẽ so sánh thể trọng cơ thể trước và sau khi mắc bệnh, trước tuổi, giới tính, chiều cao. Và thông thường sẽ so sánh thể trọng cơ thể trước và sau khi mắc bệnh, trước và sau khi điều trị. Nếu xảy ra tình trạng sụt cân, cần phải tăng cường bổ sung lượng thực phẩm và dinh dưỡng.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi cần được tăng cường thêm hợp lý, bởi vì bệnh nhân ung thư phổi tiêu hao năng lượng khá nhiều, chính vì vậy bệnh nhân cần lượng đạm và calo sẽ nhiều hơn người thường. Nếu có biểu hiện suy dinh dưỡng, thì phải bổ sung thêm càng nhiều lượng đạm. Đạm tốt nhất đó là đạm từ thực vật và một số đạm động vật. Ngoài ra, chú ý lựa chọn thực phẩm ít chất béo, ít mặn và hàm lượng vitamin, khoáng chất phong phú, sẽ có lợi cho việc hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. Sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân, ngoài ra cần phải xem xét về hàm lượng dinh dưỡng, còn phải chú ý đến yếu tố kháng ung thư có trong thực phẩm. Có 1 số thực phẩm sẽ thu hút tế bào ung thư, nhưng cũng có thực phẩm sẽ kháng ung thư, bệnh nhân cần bổ sung nhiều thực phẩm có khả năng kháng ung thư, tránh các loại có thể thu hút dẫn đến ung thư. Theo nghiên cứu, các thực phẩm kháng ung thư thường gặp là rau cải có chữ thập như: bắp cải, bông cải, cà rốt, củ tỏi, xí muội, đậu nành, thịt bò v.v..
Chế độ ăn uống của bệnh nhân không chỉ chú ý đến thực phẩm, mà còn phải xem xét môi trường xung quanh. Ăn những thức ăn mình thích, có thể tăng cường lượng tiết dịch ở dạ dày, kích thích quá trình ăn của bệnh nhân, nên tạo không khí vui tươi, thoải mái cho bệnh nhân khi ăn.
Thức ăn là yếu tố cơ bản trong quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống trong giai đoạn cuối của ung thư phổi, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức chịu đựng của bệnh nhân trong quá tình điều trị, bảo đảm cho quá trình được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thúc đẩy tiến trình hồi phục. Rất nhiều người chưa có đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng khoa học, cho nên đã có những ý tưởng và hành động không đúng khi phát hiện bệnh. Nếu lo lắng bổ sung quá nhiều dinh dưỡng sẽ khiến bệnh tình ngày càng phát triển hơn, thậm chí có trường hợp bỏ đói bệnh nhân, muốn giết chết tế bào ung thư bằng cách bỏ đói nó. Đây đều là những hành động không tốt, chưa có căn cứ khoa học.
Chuyên gia bệnh viện ung bướu đưa ra, cần chú ý tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối để đưa ra chế độ ăn uống thích hợp, áp dụng chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, chế độ ăn uống hợp lý sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực cho quá trình điều trị của bệnh nhân, giúp tăng cường lượng calo cho bệnh nhân, nâng cao hệ thống miễn dịch.